Việc các ngân hàng điều chỉnh tăng tỷ giá mạnh ngay đầu năm là điều hoàn toàn bình thường theo quy luật cung cầu của thị trường, đặc biệt sau một thời gian dài bị kìm hãm.
Tỷ giá USD/VND đã có sự biến động đáng chú ý ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đặc biệt là trên thị trường ngân hàng.
Trong phiên giao dịch ngày 18/2, giá bán USD tại các ngân hàng có thời điểm vượt qua mốc 25.750 đồng ở chiều bán và 25.350 đồng ở chiều mua. So với mức đóng cửa trước kỳ nghỉ Tết, giá bán USD tại các ngân hàng đã tăng khoảng 400 đồng, còn giá mua vào tăng khoảng 600 đồng. Như vậy, trong vòng nửa tháng, tỷ giá USD tại các ngân hàng đã tăng từ 1,6% đến 2,4%.
Trong khi đó, giá USD trên thị trường tự do có xu hướng tăng chậm hơn. Hiện đồng USD được giao dịch ở mức 25.620 – 25.720 VND/USD. Giá mua và giá bán đã tăng khoảng 170 đồng so với mức ghi nhận trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Tỷ giá USD tại ngân hàng tăng mạnh trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm trong những ngày qua, kéo theo việc nới rộng trần tỷ giá. Kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ giá trung tâm đã tăng tổng cộng 277 đồng, tương đương gần 1,2% – một mức điều chỉnh mạnh so với mức tăng 469 đồng trong cả năm 2024.

Ngoài ra, từ ngày 11/2/2025, NHNN đã nâng giá bán USD lên mức 25.698 đồng, sau một thời gian dài duy trì ở mức 25.450 đồng. Sau đó, cơ quan điều hành tiếp tục điều chỉnh giá bán USD theo tỷ giá trung tâm, duy trì mức thấp hơn 50 đồng so với trần tỷ giá mà các ngân hàng được phép giao dịch.
Chia sẻ tại sự kiện Data Talk Tháng 2 với chủ đề “Đo lường nội lực: Thích ứng trước sóng gió vĩ mô”, Chuyên gia Trần Ngọc Báu cho rằng biến động tỷ giá USD/VND thời gian qua khá mạnh. Ông cho biết trong dịp Tết, đồng USD tăng mạnh và gây áp lực lên tỷ giá, và khi NHNN nới lỏng không gian tỷ giá, các ngân hàng thương mại ngay lập tức tăng giá bán. Tuy nhiên, tỷ giá trên thị trường tự do lại không thay đổi nhiều.
Theo ông Báu, việc NHNN giữ tỷ giá ở mức trần trong một thời gian dài mà không điều chỉnh tỷ giá trung tâm hay nới biên độ khiến khi tỷ giá trung tâm được điều chỉnh, các ngân hàng thương mại sẽ ngay lập tức tăng giá bán USD. Ông cho rằng đây là điều hoàn toàn bình
Theo chuyên gia này, nếu NHNN tiếp tục giữ tỷ giá ổn định, họ sẽ phải bán dự trữ ngoại hối để hút VNĐ về, điều này sẽ tạo ra áp lực thanh khoản cho các ngân hàng. Vì vậy, diễn biến hiện tại đang diễn ra khá phù hợp với quy luật thị trường.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng cho biết vào ngày 16/02 rằng Ukraine và châu Âu sẽ là một phần của bất kỳ “cuộc đàm đám thực sự” nào để chấm dứt cuộc chiến của Moscow, ám chỉ rằng các cuộc đàm phán của Mỹ với Nga trong tuần này là cơ hội để xem ông Putin nghiêm túc như thế nào về vấn đề hoà bình.
Các lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với xuất khẩu dầu của Nga đã han chế các chuyến hàng của nước này và làm gián đoạn dòng cung dầu qua đường biển. Việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong trường hợp đạt được một thoả thuận hoà bình sẽ thúc đẩy nguồn cung năng lượng toàn cầu.
Rủi ro về một cuộc chiến thương mại toàn cầu cũng gây áp lực lên giá dầu sau khi ông Trump vào tuần trước đã chỉ đạo cho các quan chức thương mại về kinh tế nghiên cứu các mức thuế quan đối ứng đối với những quốc gia áp thuế đối với hàng hoá Mỹ và gửi lại các khuyến nghị của họ trước ngày 01/04.
Dữ liệu từ Baker Hughes cho biết vào ngày 14/02 rằng các công ty năng lượng Mỹ vào tuần trước đã bổ sung thêm số giàn khoan dầu khí tuần thứ 3 liên tiếp, lần đầu tiên kể từ tháng 12/2023. Số giàn khoan dầu và khí đốt, một chỉ báo sớm về sản lượng trong tương lai, đã tăng 2 giàn lên 588 giàn trong tuần kết thúc ngày 14/02/2025.
Ông Linh phân tích rằng ưu tiên hàng đầu của NHNN là duy trì thanh khoản cho hệ thống ngân hàng để hỗ trợ tăng trưởng. Vì vậy, nếu NHNN bán dự trữ ngoại hối và rút VNĐ khỏi hệ thống, điều này sẽ tạo ra áp lực lớn lên thanh khoản tiền đồng, điều mà NHNN không mong muốn.